Mới đây, một cơ quan của Liên Hợp Quốc cho biết, mỗi năm khí thải cacbon từ các khu rừng trên thế giới giảm, đạt tới hơn 25% trong vòng 15 năm qua.
Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), phát thải khí nhà kính hằng năm giảm dẫn tới trái đất nóng lên phần lớn là do nạn phá rừng trên toàn cầu giảm.
Những khu rừng chứa khoảng 3/4 lượng cacbon như khí quyển nên việc bảo vệ rừng là rất quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. "Nạn phá rừng và suy thoái rừng làm tăng nồng độ phát thải khí nhà kính trong bầu khí quyển, tuy nhiên chính rừng và sự phát triển của cây trồng lại hấp thụ CO2, nguồn khí thải nhà kính chính", Tổng giám đốc FAO Jose Graziano da Silva cho biết trong một tuyên bố.
FAO cho biết phát thải khí nhà kính từ nạn phá rừng giảm từ 3,9 Gt CO2 xuống 2.9 GT CO2 từ năm 2001 - 2015.
Theo ông Jose Graziano da Silva thì các nước như: Bra-xin, Chi-lê, Trung Quốc, Cape Verde, Costa Rica, Phi-líp-pin, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Uruguay và Việt Nam đều đã nhận thấy sự giảm sút thực sự từ nạn phá rừng. Trong khi đó, một nghiên cứu cho thấy châu Phi, châu Á, châu Mỹ Latinh và Ca-ri-bê đang tiếp tục thải ra lượng cacbon nhiều hơn hơn lượng hấp thụ. Tuy nhiên, tổng lượng phát thải từ châu Phi và châu Mỹ Latinh có giảm từ năm 1990 - 2015, FAO cho biết.
Bra-xin công bố giảm hơn 50% tổng lượng khí thải cacbon hàng năm từ rừng trong giai đoạn từ năm 2001 - 2015, FAO cho biết. “Ở Brazin, chính phủ thay đổi chính sách và pháp luật để hạn chế diện tích đất rừng bị phá huỷ cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Đó thực sự là một thành tựu lớn” - Kenneth Macdicken, một quan chức lâm nghiệp cấp cao của FAO trao đổi với hãng Thomson Reuters Foundation.