16/06/2015 10:32:02 SA

 

Hội nghị biến đổi khí hậu tại Paris cuối năm 2015: Tầm quan trọng toàn cầu

Quyết định quan trọng nhất được đưa ra tại Paris sẽ được thống nhất thông qua một cam kết ràng buộc rằng, 2 độ C là giới hạn cao nhất có thể chấp nhận đối với sự nóng lên toàn cầu của trái đất.

Cuộc đàm phán khí hậu tại Paris có tầm quan trọng như thế nào?

Theo các nhà khoa học, trong 30 năm qua, nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên tới một mức độ mà nhiệt độ sẽ cao hơn 2 độ C trong thời kỳ tiền công nghiệp. Vượt ra ngoài giới hạn nhiệt độ đó là những hậu quả tàn phá môi trường như: các cơn bão ngày càng tồi tệ, sóng nhiệt độ cực đoan và mực nước biển tăng.

Do đó, quyết định quan trọng nhất được đưa ra tại Paris sẽ được thống nhất thông qua một cam kết ràng buộc rằng, 2 độ C là giới hạn cao nhất có thể chấp nhận đối với sự nóng lên toàn cầu của trái đất. Tất cả các quyết định khác được đưa ra ở Paris sẽ thực hiện theo kết quả của thỏa thuận đó.

Những vấn đề trước mắt đối với các đại biểu trong việc đưa cam kết trở nên có hiệu lực là gì?

Để đảm bảo nhiệt độ tăng đến ngưỡng giới hạn 2 độ C, các đại biểu sẽ phải kêu gọi các cam kết từ các nước và các khối năng lượng (như Liên minh châu Âu) và sau đó giải quyết các mục tiêu cá nhân. Điều này sẽ vô cùng phức tạp.

Ngoài ra, khi những cắt giảm cụ thể đã được thống nhất trong kết quả đầu ra các bon, sẽ phải thiết lập một ủy ban giám sát lượng khí thải của các quốc gia để kiểm tra việc thực hiện cam kết của họ.

Maldives có nguy cơ ngập lụt. (Ảnh: Sakis Papadopoulos / Getty)

Maldives có nguy cơ ngập lụt. (Ảnh: Sakis Papadopoulos / Getty)

Sẽ tốn chi phí?

Ngày nay, nồng độ CO2 trong khí quyển cao là “tác phẩm” tạo ra của các quốc gia phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Do đó các nước đang phát triển sẽ đòi hỏi một cam kết rõ ràng từ các nước phát triển về việc cung cấp hỗ trợ tài chính để giúp họ thích ứng với một hành tinh nóng hơn và làm giảm các tác động xấu nhất của sự nóng lên toàn cầu.

Dự kiến, đến năm 2020, khoản tiền cần thiết cho mục đích này vào khoảng 100 tỷ USD/năm. Cam kết để đạt được một mức kinh phí như vậy sẽ là một cột mốc quan trọng khác phải đạt được ở Paris.

Những vấn đề nào khác sẽ phải đối mặt?

Một số quốc gia ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với tác động xấu do sự nóng lên toàn cầu. Họ có thể đoán trước sự tàn phá nặng nề. Những vùng bờ biển Bangladesh rộng lớn, Maldives và một số quần đảo Thái Bình Dương phải đối mặt với ngập lụt. Do đó, những người dân mất quê hương cần được đền bù và cần quan tâm đặc biệt, và cuộc đàm phán tại Paris cần đưa ra một cơ chế thống nhất để đảm bảo rằng những người này được đền bù đúng cách cho các thế hệ tương lai.

Ngoài ra, một số nhà máy năng lượng thủy triều, sóng và gió sẽ phải được xây dựng để thay thế máy phát điện dựa vào nhiên liệu hóa thạch. Một phương pháp cho phép hệ thống tạo ra trong một đất nước này được chia sẻ với các nước khác một cách công bằng sẽ phải được thống nhất để đảm bảo sự phát triển nhanh chóng của công nghệ – yếu tố quan trọng để đảm bảo giới hạn chịu đựng của sự nóng lên toàn cầu.

Từ Khóa:  Hội nghị về biến đổi khí hậu