Quyết định số 909/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố” được ký duyệt ngày 17/6/2010. Theo đó, giai đoạn 2010-2013 triển khai đề án tại Hà Nội, TP.HCM và giai đoạn 2013-2015 mở rộng phạm vi thực thực hiện đề án đến các thành phố loại 1, loại 2.
Hiện tại có 2 vấn đề cần xem xét: Một là, người dân có chấp nhận được hay không? Cái đó nhà nước phải xem xét, dân lao động, dân nghèo, đi đăng kiểm, đăng phí sẽ mất thời gian, xe Honda đi mua để chở hàng, phương tiện đi lại, có khi còn không có giấy tờ thì làm sao đi đăng kiểm.
Xe máy có tuổi thọ từ 5 năm trở lên sẽ phải kiểm tra định kỳ, nếu đạt tiêu chuẩn về khí thải và được cấp tem kiểm định thì mới được lưu hành. Mức phí kiểm định dự kiến từ 100.000-150.000 đồng/lần/xe.
"Tôi cho rằng kế hoạch này đưa ra không đúng thời điểm, tức chưa thực hiện khẩu hiệu hướng về người dân, nghĩ cho dân, để làm thế nào cho người dân đỡ khổ", ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, khẳng định khi trao đổi với Báo Đất Việt mới đây.
Bên cạnh đó, ông Liên phân tích thêm rằng riêng về xe máy hiện nay phải chịu nào là phí nhập khẩu, phí bảo vệ môi trường qua giá xăng, phí chước bạ, nếu như trước đây người dân khó khăn nhưng cố chịu đựng, thì bây giờ đã quá nhiều ở mức có thể chịu đựng được.
Hiện nay, thuế bảo vệ môi trường đã được đánh 300đồng/1 lít xăng, đó là gánh nặng khoản thu nhà nước đối với dân trong khi thu nhập, khả năng tài chính của dân ngày càng eo hẹp.
Cũng bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Phan Viết Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Thái Bình, cho hay “Nếu như bây giờ thu thêm phí kiểm định chất thải nữa thì hoàn toàn không hợp lý, bởi vì, để dân chịu đựng nhiều quá cũng không tốt, phí chồng phí, cứ còng lưng trả phí, chưa kể đi kiểm định xe khá phức tạp".
Trước vấn đề được đặt ra đó là, quy định này có đồng nghĩa với việc xe mới thì không phải đóng phí kiểm định, nhưng vẫn phải đóng phí bảo vệ môi trường qua giá xăng.
Còn đối với xe cũ thì vừa mất tiền kiểm định khí thải, vừa mất tiền phí bảo vệ môi trường qua giá xăng, ông Liên nhìn nhận: "Trong cuộc sống rất đa dạng, có nhiều xe tốt, cũng có nhiều loại xe xấu, nhưng xe xấu chất lượng kém số lượng không nhiều, cho nên không nên vì số ít mà gây phiền hà cho số đông.
Ông Bùi Văn Quản, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng Hóa TPHCM, liệt kê ra hàng loạt các loại phí dân đang phải gánh, nhất là phí bảo vệ môi trường qua giá xăng, từ 1000đồng tăng lên 3000đồng/ 1 lít.
"Làm gì có nơi nào áp dụng tăng giá thu phí một cách đột biến 200% như vậy, đây chỉ là cách để tận thu của người dân, như vậy là rất vô lý. Nếu thu
phí kiểm định khí thải thì tiền thu phí môi trường qua giá xăng để đâu", ông Quản nhấn mạnh.
Nếu viện dẫn gây ô nhiễm thì phải đóng phí, vậy những người đun than thì có bị phạt hay không? Đó là còn chưa kể đến hàng loạt các đơn vị thi công các tuyến đường, đun nhựa dải đường, khí thải còn khủng khiếp hơn nhiều.
Trước những lời giải thích của lãnh đạo Cục Đăng kiểm về chuyện không có sự phí khí thải chồng
phí môi trường vì cả hai có cách thu hoàn toàn khác nhau, ông Quản cho rằng, cả hai đều liên quan đến môi trường, có gì gọi là khác nhau?
Thiết nghĩ, bất kỳ hành vi nào gây ảnh hưởng đến môi tường thì cũng đều phải có cơ chế xử phạt, nhưng tất nhiên phải ở mức nào cho hợp lý, mức nào người dân có thể chấp nhận được.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay, nước ta có khoảng 2 triệu xe ôtô và khoảng 40 triệu xe máy, trong đó có đến 60% là tập trung ở các khu đô thị lớn. Chính phủ đã ban hành tiêu chuẩn về khí thải đối với các phương tiện cơ giới nhưng mới áp dụng với ô tô. Còn riêng đối với xe máy, tuy chưa chính thức kiểm soát khí thải nhưng theo kết quả khảo sát, có hơn 50% xe máy đang lưu hành hiện nay không đạt tiêu chuẩn.
|