Chưa bao giờ trên thế giới mọi thành phần khác nhau trong xã hội lại quan tâm nhiều đến
môi trường đến như vậy, bởi hành tinh chúng ta đang hứng chịu những hậu quả nặng nề do vấn đề ô nhiễm môi trường sống gây nên.
Từ những biểu hiện của khủng hoảng môi trường, chúng ta nhận ra những yếu tố gần-xa đã và đang tác động đến môi trường/trái đất của chúng ta. Những yếu tố tác động đó phần lớn và chính yếu thuộc về con người với những cơ cấu xã hội, thể chế chính trị, và cấu trúc phát triển kinh tế khác nhau trên thế giới.
Có người cho rằng gốc rễ của mọi
vấn đề môi trường là sự bùng nổ dân số. Thế nhưng, nhìn ở mức độ sâu xa hơn, chúng ta nhận ra rằng những biểu hiện của khủng hoảng môi trường với những yếu tố tác động kể trên chỉ là “những triệu chứng” của một “căn bệnh nan y” đang xảy ra đối với môi trường, trái đất này.
Chính khủng hoảng niềm tin – biểu hiện qua thái độ dửng dưng, lãnh đạm của nhiều người đối với những nhu cầu thiêng liêng, nhu cầu luân lý và tôn giáo của họ, tức dửng dưng với những giá trị vượt trên vật chất, để rồi chạy theo một lối sống hưởng thụ của cải vật chất và khoái lạc - là “nguyên nhân sâu xa” của
khủng hoảng môi trường.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II từng khẳng định: “Khi con người quay lưng lại với những kế hoạch của Đấng Tạo Hóa, con người gây ra một sự rối loạn, và sự rối loạn này dẫn đến những hậu quả nơi nhân loại.”
Thái độ dửng dưng với những nhu cầu thiêng liêng như thế đã dẫn họ đến tình trạng mất đi cảm thức mình là một thành phần của thế giới, của cộng đoàn trái đất này, bởi vì con người, trước hết, đã đi lệch hướng khỏi nền tảng nguyên thủy là Đấng Tạo Hóa; từ đó dẫn đến mất đi sự tôn trọng “cái khác/người khác” (otherness).
Khủng hoảng không chỉ tỏ lộ trên việc sử dụng những nguồn tài nguyên của trái đất nhưng còn là một cuộc khủng hoảng những giá trị thiêng liêng. Văn hóa của chúng ta đã quá thiên về vật chất và đã dửng dưng, bỏ quên chiều kích thiêng liêng của đời sống.
Không cần phải nói, cuộc khủng hoảng những giá trị thiêng liêng này vốn tỏ lộ qua thái độ tham lam muôn mặt trong việc phát triển kinh tế. Dường như việc phát triển kinh tế là yếu tố gây ra khủng hoảng môi trường: để hướng tới một đời sống tốt hơn, con người đã phát triển những khu vực thành thị và nông thôn cũng như phát triển sản xuất… Họ hy sinh sự phong phú và vẻ đẹp của trái đất để tạo ra của cải và hàng hóa trong những nhà máy của họ, nhằm để thỏa mãn sự thèm khát chiếm hữu và thống trị của họ.
Cuối cùng, nguồn tài nguyên của trái đất bị cạn kiệt dần và bị đối xử tồi tệ như những phương tiện để con người khoe khoang tự đắc, chứng tỏ quyền lực của mình. Và Kết quả? Khủng hoảng môi trường xảy ra dưới mọi hình thức: trái đất bị cưỡng bức, bị ô nhiễm, bị khai thác triệt để….và có nguy cơ bị hủy diệt.
Cuối thập niên 1980, công dân của nhiều nước trên thế giới đã nhận ra những “vấn đề của môi trường/trái đất” do lối sống và cách đối xử “bệnh hoạn” của con người đối với thiên nhiên gây ra.
Họ than phiền về sự ô nhiễm nước/không khí, sự phá hủy rừng, sự thay đổi thời tiết, lũ lụt, hiệu ứng nhà kính, tầng ozon bị hủy hoại, sự tuyệt chủng của nhiều loại.
Bên cạnh đó, đã có những nhóm được hình thành
hoạt động cho môi trường, như nhóm “phong trào Hòa Bình Xanh” (Green-Peace movement), “Bạn của Trái đất” (Friends of the Earth),…
Trong bối cảnh của thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản lý gồm các giải pháp về điều hành và kiểm soát với các giải pháp kinh tế. Nên tảng của các giải pháp này là thay đổi nhận thức của con người, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy cái “tâm” của con người đối với thiên nhiên.
Ngoài ra, cần phải lượng giá được tài sản của thiên nhiên để có sự so sánh giữa các phương án lựa chọn phục vụ cho thiết kế chính sách và lựa chọn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường .
Liên Hợp quốc đang kêu gọi các nước cùng tập trung mọi nỗ lực nhằm cải thiện môi trường sống tại các đô thị, nơi mà dân số thế giới tập trung mọi nỗ lực nhằm cải thiện môi trường sống tại các đô thị, nơi mà dân số thế giới tập trung nhiều nhất và cũng là nơi phát sinh ra nhiều
hệ quả xấu đến môi trường nhất nếu không có những biện pháp quản lý hợp lý và hiệu quả.
Phúc Anh (MOITRUONG.COM.VN/TH