06/07/2015 3:58:25 CH

 

Con người sẽ ra sao khi Trái Đất nóng lên

Hiện tượng Trái Đất nóng lên đã và đang đảo lộn cuộc sống của con người trên thế giới và sẽ là thảm kịch trong những thập kỷ tới, khiến cho hàng triệu người chết đói, bệnh tật lây lan một cách dễ dàng…



Vì sao khí hậu trên Trái Đất nóng lên?


Sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học trải qua việc quan sát nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy. 


Dân cư đô thị tăng gấp 3 lần, 1/2 dân số thế giới không có nước để dùng, hàng triệu người chết đói... là những vấn đề nan giải mà Trái đất có thể sẽ phải đối diện trong 4 thập kỷ tới.

Hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên. Điều đó càng làm cho nhân loại thêm quan tâm lo lắng. 

Năm 1989, văn phòng quy hoạch môi trường của Hiên Hợp quốc đã khuyến cáo “hãy cảnh giác quả đất nóng lên” làm chủ đề của “Ngày Môi trường Thế giới”.

Những nhân tố làm biến đổi khí hậu rất phức tạp. Nhưng có thể phân chia thành hai nhân tố lớn đó là con người và thiên nhiên.

Nhân tố thiên nhiên có: hoạt động của mặt trời, kể cả những vụ nổ điểm đen trên mặt trời, tia lửa mặt trời, vệt sóng mặt trời v.v…. Hoạt động của quả đất kể cả việc hình thành, di chuyển và biến mất của sông băng. Các luồng khí lạnh, nóng khi chúng di chuyển và thay đổi; sự bùng nổ của núi lửa. Những nguyên nhân của vũ trụ như sự tay đổi có tính chu kỳ của mặt nghiêng hoành đạo, sự thay đổi của tốc độ tự quay của quả đất, v.v…

Nhân tố con người là chỉ những hoạt động không hợp lý của con người. Chẳng hạn như sự phát triển của công nghiệp, con người đã sử dụng than đá, dầu mỏ và các khí thiên nhiên làm nhiên liệu; đã làm cho hàm lượng của khí co2  trong khí quyển tăng lên; con người chặt phá rừng bừa bãi, chăn thả gia súc quá mức trên những cánh đồng cỏ, làm cho những cánh đồng và thảo nguyên có thể hất thu co2  và nhả khí ôxy giảm đi nghiêm trọng; khí co2 do đó tăng lên. Khí co2 là một bức bình phong che chắn không cho nhiệt thoát ra. Do đó hàm lượng co2 trong tầng khí quyển tăng lên và tạo thành hiệu ứng nhà kính.

Kết quả ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống mặt đất, nhưng nhiệt độ của mặt đất thì không bức xạ vào vũ trụ được. Do vậy khí hậu trên Trái Đất nóng lên.

Thảm kịch toàn cầu

Báo cáo của Tổ chức Hợp tác Kinh tế & Phát triển (OECD) công bố, đến năm 2050, số ca tử vong do ô nhiễm không khí sẽ chạm mốc 6 triệu người. Lý do được các chuyên gia đưa ra là, bởi thời tiết ấm hơn sẽ là nhân tố giúp gia tăng phản ứng hóa học sản xuất nhiều chất gây ô nhiễm. 

Nhiệt độ Trái Đất đang dần ấm lên, báo động tình trạng thiếu lương thực trầm trọng đối với các khu vực Châu Phi và Châu Á, gây hậu quả thảm khốc với người nghèo ở các khu vực này. Lượng thức ăn trên toàn thế giới hiện đã giảm khoảng 2% và nếu tiếp tục duy trì, trong vòng 10 năm tới, chúng ta sẽ mất 4.440.000 tấn lương thực. 

Hiện nay, 1/3 mạch nước ngầm đang dần biến mất. Với tốc độ tăng trường dân số và sự nóng lên toàn cầu, tình hình này sẽ càng trở nên tồi tệ hơn. Cùng với việc khan hiếm nước, thế giới cũng sẽ phải đối mặt với hạn hán, cháy rừng ở mức báo động.

Nhiệt độ ngày càng tăng kết hợp với lũ lụt và hạn hán đang trở thành mối đe dọa với sức khỏe dân số toàn cầu. Bởi đây là môi trường sống lý tưởng cho các loài muỗi, những loài ký sinh, chuột và nhiều sinh vật mang bệnh khác phát triển mạnh.

Theo tính toán của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2030, có thêm 60.000 người chết vì bệnh sốt rét. Vào năm 2050, 4,6 tỷ người sẽ có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết và bệnh tả cũng phát triển mạnh hơn khi có tới 130.000 người chết mỗi năm. Với hệ miễn dịch giảm do khí hậu thay đổi thất thường, rất có thể, con số thực sẽ không dừng lại ở đây.

Theo các chuyên gia, với tình trạng khí carbon thải ra môi trường không kiểm soát như hiện nay, tình trạng nóng lên của Trái Đất sẽ khiến nước biển tăng lên khoảng 35cm, khiến nhiều thành phố ngập chìm trong nước. Một báo cáo đã chỉ ra, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1 độ C, hơn 40 trong số 700 di sản thế giới, thành phố lớn sẽ chìm trong biển nước trong vòng 2.000 năm tới. Nếu nhiệt độ tăng 3 độ C, con số đó sẽ tăng lên là 136 di sản.

Minh Cường (MOITRUONG.COM.VN/TH

Từ Khóa:  Ảnh hưởng của BĐKH