Biểu đồ nhiệt độ nửa năm 2015 cho thấy đây là giai đoạn 6 tháng đầu năm nóng nhất từng được ghi nhận kể từ khi con người bắt đầu lưu trữ số liệu về nhiệt độ.
NOAA tính toán, nhiệt độ trung bình của thế giới đạt 16,33 độ C trong tháng 6/2015, cao hơn 0,22 độ so với năm 2014. Nhiệt độ nửa đầu năm 2015 cũng cao hơn 0,17 độ so với năm 2010, đạt 14,35 độ C. Kỷ lục cũ về nhiệt độ 6 tháng đầu năm được xác lập năm 2010 khi xảy ra hiện tượng El Nino – sự ấm lên của trung tâm Thái Bình Dương làm thay đổi thời tiết thế giới.
Nhiệt độ cao trong tháng 6/2015 gây ra
hiện tượng nóng bức ở nhiều quốc gia, bao gồm Tây Ban Nha, Áo, một phần của châu Á, Australia và Nam Mỹ. Riêng tại miền nam Pakistan, nhiệt độ cao đã làm 1.200 người thiệt mạng. Trước đó, đợt nhiệt độ cao trong tháng 5 ở Ấn Độ đã làm 2.000 người chết, khiến nó trở thành đợt nóng giết người nhiều thứ 5 trong lịch sử.
Tháng 5 và tháng 3 cũng phá vỡ
kỷ lục tháng nóng nhất trong vòng 136 năm trở lại đây. Số liệu của NOAA khẳng định rằng tháng 2/2015 chỉ là tháng nóng thứ 2 trong lịch sử song số liệu mới khẳng định, đây cũng là tháng nóng nhất.
Việc năm 2015 xác lập kỷ lục về độ nóng không phải là điều quá bất ngờ trong giai đoạn biến đổi khí hậu liên tục xấu đi theo từng năm.
Nhiệt độ các tháng trong năm đã 25 lần phá vỡ kỷ lục nóng nhất kể từ năm 2000 trở lại đây. Tuy nhiên chưa lần nào phá vỡ kỷ lục tháng lạnh nhất trong năm được xác lập năm 1916.
Các nhà khoa học cho rằng, hiện tượng El Nino (theo chu kỳ 8-11 năm một lần, và xảy ra vào năm 2015) là một phần của nguyên nhân, nhưng không đủ để nói nó hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Cụ thể, trong nửa năm đầu của các năm thuộc thập kỷ qua đã liên tục xác lập
kỷ lục về độ nóng, và xu hướng này không có dấu hiệu chậm lại. El Nino trong trường hợp này chỉ đơn thuần giúp thúc đẩy nhiệt độ thậm chí còn cao hơn, khiến năm 2015 dễ dàng đánh bại 2014 để trở thành năm nóng kỷ lục.
“Đây chính là sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra. Chỉ có nóng hơn và nóng hơn”, Jonathan Overpeck, Giám đốc Viện Môi trường của Đại học Arizona, nói.
Kể từ năm 2000 tới nay, những kỷ lục về nhiệt độ cao của Trái Đất bị phá 25 lần. Tuy nhiên, kỷ lục lạnh nhất vẫn tồn tại từ năm 1916. Jonathan Overpeck, đồng giám đốc của Viện Môi trường, đại học Arizona, cho biết: “Đây là hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nhiệt độ trái đất sẽ chỉ
nóng hơn và nóng hơn”.
Mai Anh (MOITRUONG.COM.VN/TH)