Từ nhiều điều tra và kiểm nghiệm công trình đã cho thấy nguồn ô nhiễm và vật ô nhiễm bên trong nhà chủ yếu đến từ những phương diện dưới đây:
Ô nhiễm từ chính công trình: Khi thi công vào giai đoạn mùa đông, để kết cấu chủ thể bê tông đổ tại chỗ như dầm, sàn, cột… có tốc độ cứng và kết dính nhanh, nhanh chóng đạt được cường độ trước khi bị đông lại người ta thường cho thêm chất chống đông có chứa Urê vào trong bê tông.
Sau khi công trình được đưa vào sử dụng, trong điều kiện nhiệt độ cao, khí độc amoniac trong Urê sẽ từ từ thoát ra từ các cấu kiện bê tông khiến cho nồng độ khí amoniac trong bầu không khí bên trong nhà tăng lên gây ra ô nhiễm mang tính hóa học. Ngoài ra, các loại vật liệu như xi măng, đá, gạch, ngói, gạch lát nền đều chứa một lượng Radon nhất định, gây ra ô nhiễm mang tính phóng xạ trong nhà, có tác hại lớn đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm từ các vật liệu hoàn thiện: Vật liệu quét tường trong sơn, vật liệu tấm bằng chất liệu nhựa và vật liệu tấm bằng chất liệu gỗ nhân tạo… đều có chứa hợp chất hữu cơ Formaldehyde, Benzene, Toluene (methylbenzene), Chloroform và Ethanol…
Những chất này xâm nhập vào bên trong nhà sẽ gây ra các chứng bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa, thần kinh, thị lực và máu…, đồng thời cũng có khả năng gây ung thư.
Ô nhiễm từ các thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, đồ điện gia dụng: Các vật liệu được sử dụng để chế tác đồ gia dụng trong nhà đa phần là chất liệu nhựa, vật liệu tấm bằng chất liệu gỗ nhân tạo, bên trong những vật liệu này đều có chứa các chất ô nhiễm như Benzene và Toluene…
Ngoài ra, tiếng ồn, sóng điện từ sản sinh từ đồ điện gia dụng và các thiết bị văn phòng sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm bên trong nhà, đặc biệt là các phòng đóng kín có sử dụng máy điều hòa không khí, do lượng không khí trong lành ít, không thể hình thành hệ thống tuần hoàn với bầu không khí bên ngoài từ đó tạo ra một số lượng lớn các vi khuẩn, virus và nấm sinh sôi bên trong nhà, gây ô nhiễm theo kiểu sinh học.
Ô nhiễm do hút thuốc lá và các vật sử dụng làm chất đốt: Thành phần của khói được hình thành từ khí gas nấu nướng trong nhà bếp hoặc khí đốt tự nhiên, khói dầu nấu nướng và thuốc lá cực kỳ phức tạp. Hiện tại đã phân tích được trong đó có chứa một số chất có hại như CO2, NO2, SO2 và các hạt vật chất có thể hít vào…
Các chất này có mặt trong không khí bên trong nhà dưới trạng thái khí hoặc dạng Aerosol (thí dụ như sương mù, khói sương) làm xuống cấp nghiêm trọng môi trường trong nhà.
Ô nhiễm trong nhà đến từ sự trao đổi chất của bản thân con người: Theo báo cáo kiểm nghiệm khoa học, mỗi giờ con người thở ra 25 lít khí CO2, phổi cần thải ra 25 loại chất có độc.
Những chất độc này tồn tại trong bầu không khí trong nhà, nếu không được xua tan kịp thời sẽ làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường trong nhà.
Ô nhiễm từ chất ô nhiễm ngoài nhà: Ô nhiễm chì, khí CO được thải từ ống xả ô tô, bụi, khói bụi và khí thể có hại xuất hiện trong quá trình sản xuất của các nhà máy len lỏi vào trong các hộ gia đình sinh sống tại vùng lân cận đường phố và nhà máy đã làm gia tăng ô nhiễm môi trường bên trong nhà.
Các chất ô nhiễm sản sinh từ những nguyên nhân trên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình bạn – những người đang trực tiếp sống và làm việc trong những tòa nhà cao tầng, các văn phòng kiên cố đầy đủ tiện nghi.
Khánh Ly (MOITRUONG.COM.VN/TH