Báo cáo kết quả thử nghiệm thành thạo hoạt động quan trắc hiện trường tháng 11/2016 (FPT 1603) Trong những năm gần đây, việc áp dụng các thiết bị đo nhanh hiện trường đối với việc quan trắc, giám sát môi trường đã trở nên hết sức phổ biến tại nước ta. Ban đầu, sử dụng theo hướng dẫn vận hành của nhà sản xuất để đo nhanh ngoài hiện trường như: pH, EC, TDS, TSS, DO, ORP, nhiệt độ... sau đó phát triển lên thành các quy trình vận hành chuẩn (SOP) áp dụng đối với từng đơn vị thực hiện quan trắc (hiện trường, phòng thí nghiệm). Nhưng việc đảm bảo độ chính xác của kết quả đo đạc, QA/QC trước khi tiến hành và tại hiện trường tính cho đến nay vẫn chưa có cơ sở hay phép so sánh nào được công bố với mục đích đưa ra các thông tin này.
Đối với các phòng thử nghiệm, việc tiến hành so sánh nội bộ (nội kiểm), thử nghiệm thành thạo (ngoại kiểm) từ lâu đã không còn là một khái niệm xa lạ nữa (đặc biệt là các phòng thử nghiệm áp dụng theo ISO/IEC 17025). Nhưng đối với các phương pháp đo nhanh tại hiện trường thì khái niệm này vẫn còn khá mới và chưa được thực hiện, mặc dù đã được đưa ra thảo luận và có nhiều đơn vị mong muốn được tham gia.
Hiện nay, Ở Việt Nam có rất nhiều tổ chức cung cấp thử nghiệm thành thạo (Proficiency Test Providers) như: Trung tâm Quan trắc môi trường (CEM), Hội các phòng thí nghiệm Việt Nam (VinaLab), Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (QUATEST3), Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA), Tổ chức Công nhận Việt Nam (AoV)… Tuy nhiên, các tổ chức này mới chỉ tập trung vào các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm. Đặc biệt, chưa có bất kỳ đơn vị cung cấp PT nào tổ chức cho hoạt động quan trắc tại hiện trường (đo nhanh khí và đo nhanh nước).
Từ những nhu cầu bức thiết đó, hàng năm Trung tâm Quan trắc môi trường tổ chức thực hiện “Chương trình thử nghiệm thành thạo - Hoạt động quan trắc hiện trường) đối với các thông số đo nhanh tại hiện trường - môi trường nước.
Báo cáo kết quả chương trình thử nghiệm. |